Cơn sốt Shophouse là mô hình nhà ở kiểu mới kết hợp với cửa hàng kinh doanh. Thị trường bất động sản Việt Nam trở nên sôi sục bởi xu hướng đầu tư mới này. Bài viết sau đây của The 5Way Phú Quốc sẽ chia sẻ cho bạn toàn bộ thông tin liên quan đến Shophouse là gì và những lợi ích khi đầu tư vào loại hình này.

Có thể hiểu như thế nào về Shophouse?

Thực tế hiện nay cho thấy, Shophouse là mô hình đang tạo nên cơn sốt thu hút rất nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư. Shophouse (nhà phố thương mại) là mô hình kết hợp giữa căn hộ để ở với cửa hàng kinh doanh thương mại. Nó rất phổ biến ở các đất nước phát triển. Đồng thời nó cũng đang được ưa chuộng và chào đón rất nhiều trên thị trường bất động sản Việt Nam với tỷ lệ sinh lời ổn định.

Shophouse có lịch sử hình thành và phát triển như thế nào?

Trong thời kỳ thuộc địa, mô hình Shophouse xuất hiện từ thế kỷ 19. Nó được xây dựng có quy mô lớn ở một số nước Đông Nam Á. Hiện nay, Shophouse dần được chào đón tại các quốc gia Châu Á phát triển như: Penang, Malacca thuộc Malaysia,… Các Shophouse nổi tiếng ở Châu Âu hiện cũng đang được biết đến rộng rãi trên khắp thế giới. Cụ thể như: Avenue Montaigne Paris, 5th Avenue,… Chúng thuộc một trong “top” những khu mua sắm sầm uất và sang trọng bậc nhất thế giới mà bất kỳ ai cũng muốn được một lần ghé thăm.

Các cấu trúc thiết kế hay của Shophouse có thể dễ dàng bắt gặp ở các nước châu Mỹ Latinh (Latin America) hay các đảo Caribe. Kiến trúc của các Shophouse toát lên vẻ đẹp đẽ, hiện đại, sang trọng không lẫn đi đâu được so với các công trình xây dựng khác.

Chúng có một số tính năng đặc biệt với nét đẹp vô cùng nổi bật và khác biệt. Cụ thể như: chiều cao, chiều dài hiên mặt tiền,… Một số đặc điểm để nhận biết một Shophouse thuần túy – điển hình ở thế kỷ 19 có thể kể đến là:

  • Được bố trí xây dựng theo một hàng liền kề nhau nằm dọc theo một con phố. Hai Shophouse đứng cạnh nhau sẽ không có khoảng trống ở giữa.
  • Shophouse xây dựng thấp từ 2 – 3 tầng.
  • Mặt tiền Shophouse không quá lớn nhưng lại được thiết kế kéo dài chiều sâu ở phía trong.
  • Phần hiên trước cửa hàng “Five foot way” được thiết kế xây dựng với chiều dài 1.524m. Đây là điểm khác biệt gần như bắt buộc dễ thấy ở các Shophouse thế kỷ 19.
  • Được xây dựng là một tòa nhà đa chức năng sử dụng khi được kết hợp giữa sinh hoạt của dân cư với kinh doanh thương mại.
  • Tầng trệt của nhà phố thường được thiết kế sử dụng cho kinh doanh cửa hàng, bán các loại hàng.
  • Chủ sở hữu thường sẽ sống ở tầng trên của căn nhà phố.

Phân loại Shophouse phổ biến hiện nay

Theo dòng chảy cuộc sống kinh tế xã hội hiện nay, các Shophouse ngày càng phủ sóng độ nhận diện của mình trên khắp thế giới. Dưới đây là một số loại hình Shophouse phổ biến hiện nay mà bạn có thể bắt gặp rất nhiều:

Shophouse dạng khối đế chung cư

Đây là dạng Shophouse với hàng loạt căn hộ được xây dựng ở tầng đế của các tòa chung cư. Nó thường nằm ở tầng 1 đến tầng 5 của tòa nhà với thời hạn sử dụng trong vòng 50 năm. Trong 50 năm này, nhà đầu tư có quyền sử dụng căn hộ để kinh doanh với mục đích cá nhân của mình. Sau khi đạt đến thời hạn 50 năm, nhà đầu tư sẽ tiến hành trả lại căn hộ cho chủ đầu tư.

Loại hình Shophouse này thường không được phép sử dụng với mục đích để ở. Do đó, nhà đầu tư sẽ không nhận được các giấy tờ liên quan đến mục đích để ở. Cụ thể như: tạm vắng, tạm trú,…

Hãy lưu ý rằng:

  • Nếu khách hàng muốn tận dụng Shophouse để thực hiện các hoạt động kinh doanh và nơi ở thì phải lựa chọn các dự án được cấp phép sử dụng vào mục đích đó.
  • Khách hàng sẽ không được đăng ký tạm trú, tạm vắng. Bởi lẽ loại hình Shophouse này không phải là loại hình để ở.

Shophouse theo kiểu nhà phố khu du lịch

Shophouse nhà phố thương mại thấp tầng thường rất dễ bắt gặp. Các địa điểm có thể kể đến như: vị trí có trục đường lớn hay các khu vực thương mại, dịch vụ được quy hoạch. Với loại hình này, các nhà đầu tư có thể sử dụng tương tự như các căn biệt thự. Đồng thời cũng sẽ được cấp quyền sử dụng đất ổn định được ban hành theo quy định của luật đất đai.

Loại hình Shophouse này thường được thiết kế xây dựng với quy mô khá lớn từ 85m² – 250m². Điều này nhằm phù hợp cho mục đích kinh doanh cũng như làm không gian sinh hoạt hiện đại cho chủ sở hữu. Căn hộ được thiết kế và xây dựng tối đa 5 tầng. Trong đó có 2 tầng dưới cùng dùng để kinh doanh và 3 tầng trên cùng là không gian sinh hoạt gia đình.

Shophouse theo kiểu nhà phố khu đô thị

Đây là loại hình nhà phố thương mại thấp tầng liền kề tại các khu đô thị. Loại nhà phố này có những chính sách tương đương như các căn biệt thự. Đồng thời cũng sẽ được cấp quyền sử dụng đất lâu dài theo đúng quy định của luật đất đai.

Shophouse có những ưu điểm nổi trội nào?

Những kênh đầu tư địa ốc sôi động tại Việt Nam đánh giá rất cao những ưu điểm của Shophouse. Dưới đây là một số ưu điểm nổi bật của Shophouse mà bạn nên biết:

Được xây dựng trên vị trí cực kỳ đắc địa 

Các căn hộ Shophouse được quy hoạch tại vị trí “vàng” với mật độ dân cư đông đúc. Hầu hết chúng đều hướng ra trục đường chính gần các tuyến đường giao thông trọng yếu. Từ đó, Shophouse có thể dễ dàng tiếp cận và phát triển nguồn khách hàng tiềm năng. Đây là yếu tố tuyệt vời góp phần hỗ trợ cho quá trình kinh doanh được thuận lợi giúp chủ sở hữu tối ưu hóa nguồn doanh thu.

Bên cạnh đó, Shophouse thường được quy hoạch tại các khu đô thị lớn, sầm uất và sôi động. Sự đẳng cấp và thời thượng của các căn hộ Shophouse có thể bắt gặp tại các đại đô thị Vinhomes Ocean Park, Vinhomes Smart City,… Cuộc sống tiện nghi và trọn vẹn tại các căn Shophouse được vẽ lên vô cùng đẹp đẽ. Các cư dân có thể dễ dàng di chuyển đến các công trình tiện ích. Cụ thể như: công viên, trung tâm thương mại, giáo dục,…

Sự hạn chế về số lượng căn Shophouse

Được thiết kế chủ yếu để phục vụ nhu cầu mua sắm của cư dân và khách tham quan nên các căn Shophouse rất hạn chế số lượng. Nó có số lượng có hạn từ 2 – 5% tổng số sản phẩm của dự án.

Có rất nhiều loại hình kinh doanh phù hợp để các nhà đầu tư xuống tiền tại các căn Shophouse. Một số gợi ý cho bạn có thể kể đến là: thời trang, nhà hàng,… Tất cả đều nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng và mua sắm của các cư dân và cộng đồng khách hàng xung quanh.

Lối phong cách thiết kế đầy tinh tế, hiện đại và thông minh 

Các căn Shophouse được thiết kế với 2 tầng trở lên tách biệt nhau. Mặt tiền rộng rãi cũng đảm bảo có thể thực hiện nhiều chức năng khác nhau. Ngoài ra, các căn hộ đều có thiết kế thông minh với phong cách thiết kế nội thất hiện đại và tinh tế.

Lối thiết kế thông minh, hiện đại rất phổ biến ở các căn Shophouse thấp tầng của một số đại đô thị Vinhomes Grand Park hay Vinhomes Ocean Park. Mỗi căn Shophouse có thể thiết kế phong cách mang đậm nét Đông Dương. Hoặc thậm chí là mang phong cách Địa Trung Hải với hệ thống cửa kính kịch trần nhằm giúp sắp xếp, bày trí các sản phẩm và dịch vụ thuận tiện nhất.

Di chuyển vô cùng thuận tiện

Thường tọa lạc tại các vị trí trục đường chính với dân cư đông đúc, tấp nập, các căn Shophouse thường thu hút rất nhiều cư dân. Hoặc chúng cũng gần các tụ điểm du lịch, khu vui chơi giải trí,… Điều này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cư dân di chuyển đến các các tuyến đường huyết mạch, các khu vực nội và ngoại khu nhanh chóng.

Tính thanh khoản đỉnh cao

Loại hình sản phẩm này có tính thanh khoản được các chuyên gia đánh giá cao. Bởi số lượng hữu hạn cũng như sở hữu chức năng vừa để ở vừa để kinh doanh buôn bán.

Đặc biệt, loại hình căn Shophouse cũng được đảm bảo về tính pháp lý. Bởi nó thường được bàn giao khi đã hoàn thiện cơ bản và ít khi có xu hướng giảm.

Lợi nhuận cho thuê khổng lồ

Theo nghiên cứu thống kê, tỷ lệ cho thuê của các căn Shophouse có thể lên đến 8 – 12%/năm. Tỷ lệ này vượt xa việc cho thuê căn hộ chung cư hay gửi lãi suất tại ngân hàng. Đồng thời còn hạn chế tối đa những rủi ro đầu tư như đầu tư vào chứng khoán.

Có mức tăng giá cao đầy tiềm năng

Mô hình nhà loại này đã khẳng định được vị thế của mình. Bởi nó có khả năng sinh lời bền vững trong những năm gần đây. Đặc biệt, số lượng các căn hộ Shophouse có thể sẽ có xu hướng bị giới hạn trong những năm tới dù nhu cầu đầu tư ngày càng cao. Điều này đã chứng tỏ giá trị Shophouse đang không ngừng tăng lên.

Được phát triển tại những đại đô thị lớn, Shophouse đã thừa hưởng những điều kiện hoàn hảo. Cụ thể như vị trí tọa lạc vàng được quy hoạch đồng bộ, lối kiến trúc thiết kế thông minh, cư dân đông đúc,… Tất cả chúng đều góp phần đảm bảo lợi nhuận đầu tư ổn định và sinh lời lâu dài cho các con Shophouse.

Những mặt hạn chế của Shophouse

Ngoài những ưu điểm nổi bật được kể trên, nhà phố thương mại Shophouse còn tồn tại một số hạn chế như tính pháp lý hay giá thành vẫn khiến nhiều nhà đầu tư băn khoăn.

Giá thành thuê tương đối cao 

Vì luôn là loại hình được săn đón nhiều nhất hiện nay nên Shophouse thường đắt hơn so với những căn hộ thông thường. Ngoài ra, số lượng các Shophouse bị giới hạn khá nhiều. Do đó sẽ dễ xảy ra tình trạng các nhà đầu tư phải bốc thăm hay đấu giá để giành quyền sở hữu. Từ đó khiến giá trị của Shophouse ngày càng tăng cao.

Số lượng và chất lượng cư dân ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận kinh doanh

Kinh doanh Shophouse phụ thuộc nhiều vào khu dân cư của dự án. Do đó, không phải lúc nào cũng thu được kết quả kinh doanh mong muốn. Nếu cư dân đông kết hợp với lượng khách hàng tiềm năng lớn sẽ tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh tốt hơn. Ngược lại, nếu mật độ cư dân thưa thớt thì cơ hội bán hàng cũng bị hạn chế. Đồng thời tiềm năng phát triển nguồn khách hàng cũng bị ảnh hưởng lớn.

Thời gian sở hữu bị giới hạn 

Nhà đầu tư rất lo ngại vấn đề giá trị sổ đỏ của loại hình Shophouse. Vì nó thường chỉ có hiệu lực trong vòng 50 năm theo chính sách của từng vị trí. Điều này đã khiến nhà đầu tư muốn kinh doanh lâu dài phải đắn đo suy nghĩ rất nhiều.

So sánh sự khác biệt giữa Shophouse và nhà mặt phố, biệt thự phố

Shophouse và nhà phố biệt thự phố có rất nhiều sự khác biệt mà chắc hẳn bạn chưa biết. Dưới đây là sự khác nhau giữa hai loại hình này đã được The 5Way Phú Quốc tổng hợp:

Nhu cầu và mục đích đầu tư xây dựng

Các hoạt động kinh doanh thương mại hoặc cho thuê lại thường được các nhà đầu tư hướng đến khi quyết định đầu tư vào các căn hộ Shophouse. Tuy nhiên, các hoạt động kinh doanh của nhà mặt phố thường đa dạng hơn rất nhiều so với Shophouse. Nhà mặt phố và Shophouse có một số dịch vụ kinh doanh cơ bản giống nhau. Đó là các dịch vụ tiện ích để đáp ứng cho nhu cầu sử dụng của cư dân lân cận. Cụ thể như: kinh doanh nhà hàng ăn, thời trang, cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini, bán hàng nhu yếu phẩm,…

Hơn thế nữa, Shophouse gắn với quy hoạch của khu đô thị nên thường sẽ có nhiều hạn chế hơn nhà mặt phố. Điều này sẽ dễ nhận thấy trong các hoạt động kinh doanh cần sự chuyên môn cao. Có thể kể đến như: làm trụ sở, văn phòng công ty, dịch vụ khách sạn, các mặt hàng dịch vụ mang tính quần thể hay địa phương.

Vị trí xây dựng và thiết kế lắp đặt

Shophouse thường được ưu tiên xây dựng trong một khu đô thị có quy hoạch hoàn chỉnh. Vị trí của Shophouse sẽ tiếp giáp với tuyến đường nội bộ của khu đô thị. Ngoài ra, các căn hộ Shophouse sẽ được thiết kế quy hoạch cứng mà không thể điều chỉnh cũng như thay đổi cấu trúc. Tuy nhiên, điều này có thể được thay đổi với nhà mặt phố. Nhà đầu tư có thể xin cấp phép để thay đổi cấu trúc hay xây dựng lại một cách độc lập. Điều này cũng đảm bảo sẽ không ảnh hưởng đến cấu trúc hay quy hoạch của những ngôi nhà kế bên.

Đầu tư vào đối tượng khách hàng tiềm năng

Shophouse thường cung cấp các dịch vụ hướng đến cư dân nằm trong quần thể khu đô thị đó. Khách hàng tiềm năng ngoài khu đô thị được tiếp cận cũng vì thế thường hạn chế hơn. Bởi do đặc thù quy hoạch và thiết kế. Nhà mặt phố thì có địa bàn dễ tiếp cận nhiều người. Do vậy, nhà mặt phố rất dễ hấp dẫn các cư dân trong khu vực. Thêm vào đó là còn hấp dẫn một lượng lớn đối tượng khách hàng. Họ là khách hàng vãng lai. Thậm chí họ cũng có thể là khách hàng thường xuyên đi lại trên tuyến phố đó.

Liệu có nên đầu tư vào Shophouse hay không?

Shophouse được đánh giá là lựa chọn đầu tư hấp dẫn cho các nhà đầu tư. Shophouse có tỷ suất sinh lời cao vượt xa các hình thức đầu tư truyền thống. Có thể kể đến như cho thuê căn hộ hay gửi tiết kiệm ngân hàng. Những lợi nhuận ổn định mang lại từ việc đầu tư loại hình này đã khiến các nhà đầu tư dễ dàng tối ưu hóa tiềm năng tài chính của mình.

Không chỉ thế, Shophouse còn có tiềm năng tăng giá cực kỳ lớn trong thời gian tới. Số lượng các căn Shophouse được giới hạn. Trong khi đó, nhu cầu đầu tư ngày càng tăng đã làm đẩy giá trị Shophouse lên cao. Các nhà thầu đã cân nhắc xây dựng các căn hộ Shophouse tại các khu đô thị lớn. Bởi các khu vực này thường có vị trí đắc địa, được quy hoạch đồng bộ. Thêm vào đó là số lượng dân cư đông đúc. Từ đó đảm bảo lợi nhuận đầu tư ổn định và tăng trưởng lâu dài cho các căn hộ.

Các căn hộ Shophouse ở Việt Nam vẫn đang vướng mắc một số hạn chế pháp lý. Điều này có thể gây khó khăn trong việc bán lại hoặc cho thuê của các chủ đầu tư. Do đó, hãy tìm hiểu kỹ về các ưu, nhược điểm của Shophouse. Thêm vào đó là cũng cần thận trọng trong các thủ tục pháp lý liên quan.

Lời kết

Những thông tin được The 5Way Phú Quốc đưa ra trong bài viết trên chắc hẳn đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan về Shophouse là gì. Hãy nhớ rằng, đầu tư vào loại hình Shophouse có thể mang lại cho các chủ đầu tư đất nhiều lợi ích với tiềm năng sinh lời cực cao. Tuy nhiên cũng cần tìm hiểu rõ về ưu nhược điểm của loại hình này để quyết định xem liệu có nên đầu tư vào nó không.

Gọi zalo
0917548866
Liên Hệ
Việt Khởi